Hơn 1000 giáo viên Tiểu học ở Tây Ninh, Long An tham gia tập huấn nâng cao năng lực dạy học và kiểm tra đánh giá môn Toán, Lịch sử – Địa lí thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

TÂY NINH, LONG AN – Trong hai ngày 5 và 6/6/2025, ngành giáo dục hai tỉnh Long An và Tây Ninh đã tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học và kiểm tra đánh giá môn Toán, Lịch sử – Địa lí cho giáo viên tiểu học. Đây là hoạt động nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy theo định hướng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, lan tỏa đổi mới từ cơ sở.

Bồi dưỡng giáo viên thường niên, quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy

Tại Long An: Ngày 5/6: Môn Lịch sử – Địa lí – Tập huấn phương pháp tích hợp kiến thức lịch sử và địa phương vào bài học, phát triển năng lực tìm hiểu xã hội.
Ngày 6/6: Môn Toán – Tập trung đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động học tập và đánh giá năng lực tư duy toán học của học sinh.

Tại Tây Ninh, nội dung tương tự được triển khai, đặc biệt chú trọng tăng cường hoạt động thực hành, dạy minh họa và chia sẻ kinh nghiệm từ đội ngũ giáo viên nòng cốt.

Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo hai Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh, Long An, hai ngày tập huấn đã thu hút sự tham gia của hơn 1.000 giáo viên tiểu học giảng dạy môn Toán và Lịch sử – Địa lí từ hai tỉnh. Các giáo viên bồi dưỡng sâu về nội dung chuyên môn, phương pháp tổ chức bài học, kĩ năng kiểm tra – đánh giá học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

Nội dung cụ thể gồm: xây dựng bài giảng hấp dẫn, đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá, lựa chọn phương pháp phù hợp lứa tuổi học sinh và bối cảnh thực tiễn tại trường.

TS Trần Thúy Ngà báo cáo viên môn Toán, chia sẻ với giáo viên tại buổi tập huấn

Đặc biệt, hai Báo cáo viên là TS. Nguyễn Văn Dũng – Chủ biên SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 và TS. Trần Thúy Ngà – tác giả SGK Toán lớp 5, đều thuộc bộ sách Cánh Diều, đã trực tiếp chia sẻ, định hướng và giải đáp thực tế giảng dạy, giúp đội ngũ giáo viên giải quyết các thắc mắc trong thực tiễn dạy học.

TS Nguyễn Văn Dũng – báo cáo viên môn LS&ĐL trao đổi, trả lời thắc mắc của giáo viên tại buổi tập huấn

Định hướng chiến lược từ VEPIC, cam kết đồng hành cùng giáo viên

Tại hai buổi tập huấn, cùng với nội dung chuyên môn được bàn sâu, rộng, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) – đơn vị phối hợp tổ chức tập huấn, đại diện các đơn vị liên kết xuất bản bộ sách giáo khoa Cánh Diều – đã chia sẻ định hướng đồng hành lâu dài cùng giáo viên trong tiến trình thực hiện Chương trình GDPT 2018: (1) Tăng cường số hóa tài liệu và học liệu dạy học thông qua nền tảng số của VEPIC; (2) Tiếp tục sản xuất thiết bị dạy học, công cụ giảng dạy gắn với tổ chức các cuộc thi, thúc đẩy giáo viên đổi mới sáng tạo; (3) Tập huấn chuyên đề về phương pháp giảng dạy, kĩ thuật đánh giá hiện đại, tích hợp AI và công nghệ trong giáo dục.; (4) Hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “Bình dân học vụ số” theo tinh thần Quyết định số 899/QĐ-BGDĐT ngày 4/4/2025 và Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24/01/2025 của Bộ GD&ĐT về Khung năng lực số cho người học.; (5) Liên kết với NXB Đại học Sư phạm biên soạn bộ sách Giáo dục kĩ năng số (dành cho cấp Tiểu học) – vừa bổ sung nguồn tài liệu chất lượng trong việc trang bị hành trang cho học sinh trong thời đại số, vừa góp phần triển khai hiệu quả về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại Chỉ thị số 17/CT-TTg kí ban hành ngày 06 tháng 6 năm 2025.

Trưng bày tại buổi tập huấn.

Hội nghị tập huấn tại Tây Ninh và Long An không chỉ là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, mà còn là điểm hội tụ của đổi mới tư duy giáo dục. Đội ngũ giáo viên được truyền cảm hứng, cung cấp công cụ, định hướng rõ ràng để tiếp tục lan tỏa đổi mới thực chất, vì mục tiêu cuối cùng: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển năng lực học sinh tiểu học trong kỉ nguyên số

Xã hội hóa SGK – Chủ trương đúng đắn, đổi mới thực chất

Tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên là hoạt động thường niên và được chú trọng ở Long An, Tây Ninh. Điều này khẳng định tính đúng đắn của Chủ trương đổi mới giáo dục tại Nghị quyết 88 và khẳng định trong Kết luận số 91 của Bộ Chính trị (năm 2024) và Nghị quyết số 51 của Chính phủ (2025): “Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trên cả nước; mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.”

Bộ sách Cánh Diều là minh chứng cho sự thành công của chủ trương này, với hệ thống học liệu mở, sự đồng hành liên tục từ tác giả cùng các hoạt động tập huấn, hỗ trợ triển khai thực tiễn ở cơ sở.

Ban Thông tin và Truyền thông VEPIC

 


Tin tức liên quan

Tổng kết Cuộc thi ảnh “Tôi và Sách Cánh Diều – mùa 2”

[Hà Nội] Sau hơn một tháng diễn ra sôi nổi từ ngày 20/4 đến 30/5/2025, cuộc thi ảnh “Tôi và...

BẾN TRE: “HÀNH TRÌNH TRAO SÁCH – CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ” 2025 CÙNG VEPIC

BẾN TRE – Ngày 27/5/2025 vừa qua, hưởng ứng chuỗi chương trình “Hành trình trao sách – Chắp cánh ước...

Lan toả tiếng Việt – gắn kết ngoại giao, gìn giữ văn hoá Việt

 Hà Nội – Sáng 22/5/2025, tại trụ sở Đại sứ quán Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, diễn ra...